Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Người Dao đỏ không coi quan hệ ngoài vợ chồng thuộc phạm trù đạo đức. Họ gọi đó là "coong trình". Thậm chí, càng ngủ với nhiều đàn ông càng tốt.


Thiếu nữ người Dao thoải mái ngủ với người lạ
Nửa đêm, cán bộ kiểm lâm bị 2 cô gái trẻ chừng 17-18 tuổi cầm áo lôi dậy, thì thầm rủ: 'Cán bộ ra rừng ngủ với chúng tao đi'.

Người Dao đỏ không coi quan hệ ngoài vợ chồng thuộc phạm trù đạo đức. Họ gọi đó là "coong trình". Thậm chí, càng ngủ với nhiều đàn ông càng tốt.

Tân Phương (Lào Cai) là nơi có đông người Dao đỏ sinh sống. Cách đây gần hai chục năm, một chàng thanh niên kiểm lâm mới ngoài hai mươi tuổi mặt còn đầy lông tơ, vừa ra trường được phân công phụ trách địa bàn nên chưa hiểu biết gì về phong tục tập quán của người Dao đỏ. Xuống cơ sở anh được phân về ăn ngủ tại nhà ông trưởng bản. Đêm ấy sau khi chủ nhà mổ gà, mời cán bộ kiểm lâm một chầu rượu say bí tỉ, anh lăn ra ngủ.

Chừng nửa đêm thì thấy hai cô gái tuổi độ 17-18 đến bên giường cầm áo anh lôi dậy. Chưa hiểu ra sao thì hai cô thì thầm vào tai anh: "Cán bộ ra rừng ngủ với chúng tao đi. Chúng tao thích cán bộ mà. Dậy đi chúng ta đi “coong trình” nào..."

Anh cố thụt đầu vào trong chăn, thì hai cô gái càng lôi anh mạnh hơn, khiến anh vô cùng sợ hãi. Trước khi lên vùng cao, người ta kể với anh chuyện ma cà rồng chuyên hút máu người. Ma cà rồng hiện hình qua các cô gái xinh đẹp, đêm đêm đi tới những ngôi nhà, chờ khi ngủ say mới dùng một cọng cỏ tranh luồn qua màn hút máu người đang ngủ. Ai bị ma cà rồng hút máu thì da cứ vàng bủng rồi chết.


Trong ánh lửa từ lò nấu cám lợn và ngọn đèn đốt bằng mỡ trâu đặt trên giá ở chiếc cột giữa nhà hắt tới, khiến gương mặt hai cô gái Dao đẹp hoang dại, rực rỡ như bông hoa rừng. Câu chuyện ma cà rồng vụt hiện trong đầu khiến anh hét lên sợ hãi. Nghe tiếng động, ông trưởng bản trở dậy, ông nói gì đó với hai cô gái, họ cười khúc khích rồi buông áo anh ra.

Sớm hôm sau kể lại chuyện đó với chủ nhà, trưởng bản cười bảo anh: "Mấy đứa con gái thích cán bộ kiểm lâm, nên muốn kéo ra rừng ngủ với chúng nó đấy". Chàng kiểm lâm trẻ tuổi khi đó mới nuốt nước bọt tiếc... của.

Tháng 3 năm sau, hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ cúng rừng, để người dân ký cam kết bảo vệ rừng. Chiều ấy, anh chàng kiểm lâm trẻ tuổi rủ cô gái Dao xinh nhất bản vào rừng, vừa mới ôm cô gái vào lòng thì cô gái hét toáng lên vùng bỏ chạy về bản. Hoá ra cô gái không đồng ý “coong trình” với chàng kiểm lâm, nên gia đình cô gái phạt vạ.

Theo tục lệ của bản, chàng kiểm lâm phải mua hai con gà trống thiến và hai chai rượu để gia đình cô gái cúng ma, gọi hồn cô ấy lạc ngoài rừng về. Kể lại chuyện này, anh kiểm lâm cười khì: "Do hồi ấy mình trẻ quá, chả biết phong tục của họ thế nào, chuyến ấy mình suýt bị kỷ luật. Bây giờ cứ nghe nói hai tiếng “coong trình” là sợ vãi linh hồn mất rồi"...

Anh Đặng Văn Tâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lục Yên và anh Hoàng Cửu Tung, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm địa bàn bảo Tân Phượng là nơi có 96% dân số là người Dao đỏ. Kể lại chuyện của anh bạn làm Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Tung cười rất to: "Năm 2006, tôi được phân công phụ trách địa bàn xã Tân Phượng, hôm ấy tôi lên nghỉ ở một gia đình thôn Khiểng Khun, chủ nhà mổ gà tiếp đón tôi rất niềm nở, cả chủ và khách đều uống rượu say lả lướt, người vợ của chủ nhà nhìn tôi đôi mắt long lanh lạ lắm.

Đêm ấy đã khuya, tôi đang mơ màng thì thấy một người phụ nữ trườn vào trong màn rồi ôm lấy tôi, tôi giật mình mở mắt ra, nhận thấy người đang ôm mình là vợ chủ nhà, chị ta thì thầm vào tai tôi: Mình thích cán bộ, cán bộ “coong trình” với mình nhé. Hoảng quá, tôi vùng dậy mở cửa chạy ra ngoài, còn anh chồng chị ta thì vẫn ngủ như chết. Anh ta uống rượu say quá..."


Chuyện quan hệ tình dục của người Dao đỏ khá phóng khoáng, cũng có người giải thích rằng: "Do cuộc sống khép kín của cộng đồng người Dao đỏ, nên quan hệ hôn nhân cận huyết nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hoặc những đứa trẻ sinh ra dị dạng, hoặc không phát triển trí tuệ và thể hình. Chính vì thế người phụ nữ Dao đỏ muốn duy trì nòi giống bằng cách quan hệ với nhiều người đàn ông khác với vóc dáng cao to, đẹp trai để sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, xinh đẹp".

Tập tục ấy đã có từ lâu đời, chợ tình Sa Pa của người Dao đỏ phải chăng chỉ để giao lưu tình cảm, thoả mãn nhu cầu tình dục hay sâu xa là cải tạo giống nòi. Điều này cần các nhà khoa học nghiên cứu và giải đáp. Nhiều người kinh ngạc khi nhìn thấy các cô gái Dao đỏ xinh đẹp lạ kỳ, họ thốt lên: "Những cô gái này như từ đâu tới, đẹp như tiên sa vậy... Không rõ, những cô gái kia có phải là sản phẩm của những đêm “coong trình” với những người đàn ông ở những vùng khác.."

Thợ săn Bàn Phúc Châu sau khi nghe hỏi phong tục “coong trình”, rằng ông đã “coong trình” với bao nhiêu người phụ nữ rồi, ông rung đùi cười phô hai hàm răng nhọn hoắt đầy hứng khởi: "Ô, không nhớ mình đã “coong trình” với bao phụ nữ đâu. Xấu trai như mình cũng chẳng mấy cô thích. Ừ, nếu vợ người ta thích mình thì mình “coong trình” luôn. Nếu chồng người ta bắt được thì nộp phạt đôi gà và chai rượu, nhẹ nhàng không đáng kể..."

Ông Châu lại rung đùi cười sung sướng: "Vợ mình chắc nó cũng đi “coong trình” với người đàn ông khác, mình không biết thì chịu, nếu vợ mình có con với người đó cũng chả sao, nó gọi mình bằng bố chứ có gọi người kia là bố đâu. Có người còn phải mua con nuôi bằng bạc trắng kia mà. Người Kinh bảo, cá vào ao nhà ai thì nhà ấy được, có gì phải buồn..."

Ông Châu kể rằng, phong tục “coong trình” giống như chuyện ngủ thăm, khi người con trai, hoặc con gái từ nơi khác đên thôn bản mình chơi, những chàng trai cô gái kéo đến, nếu cô gái thích chàng trai kia thì đêm ấy cô gái rủ chàng trai ra đầu sàn, hoặc ra rừng tâm sự, họ có thể ngủ với nhau tuỳ họ. Chuyện ấy là tự nguyện, chẳng ai cấm. Còn ngủ với vợ người khác, phải được người phụ nữ ấy đồng ý, nếu chẳng may bị bắt được thì phải nộp phạt...

Chị Triệu Thị Luyến, người hàng xóm của ông Bàn Phúc Châu, được ông mời sang rót rượu nghe chuyện “coong trình” cứ cười khúc khích. Khi được hỏi ba đứa con của Luyến thì mấy đứa là con của chồng, Luyến cười bảo: "Cả ba đứa con đều là con của chồng em"...

Đặng Thị Tâm, Phó chủ tịch HĐND xã cười ý nhị bảo: "Ba đứa con của Luyến đều gọi chồng của nó là bố đấy. Em người xã Tân Lĩnh, sau những đêm “coong trình” đã bắt được chồng em, nên em mới về làm dâu đất này".

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Nghe tiếng ngáy cũng bắt được bệnh

Vì không biết nói nên cơ thể phải tìm cách thông tin cho gia chủ. Bên cạnh giọng nói, điệu ho, tiếng ngáy là phương tiện truyền thông quan trọng cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Lắng nghe tiếng… ngáy!
Nhờ nhiều công trình nghiên cứu đại trà trong thập niên gần đây, hiện không còn ai nghi ngờ mối liên hệ mật thiết giữa tiếng ngáy và nhiều căn bệnh nghiêm trọng liên quan đến rối loạn biến dưỡng. Nếu nghĩ đau đâu chắc bệnh gần đó thì lầm với tiếng ngáy. Không đến 10% trường hợp ngáy nặng nề rít rống là do thanh quản. Còn lại thì đó là dấu hiệu thậm chí mang ý nghĩa báo động cho bệnh khác nằm rất xa vùng hầu họng!


Ngáy thì khó ai tránh khỏi. Có khác chỉ khác ở tần số và cường độ. Ngáy nhẹ nhàng, ngáy riu riu thì không sao, thậm chí tốt vì gia chủ ngủ ngon. Nhưng ngáy nặng ì ạch từng cơn đồng thời đi kèm với nhiều hồi ngừng thở trong giấc ngủ thường là hậu quả của tình trạng béo phì và tăng mỡ trong máu. Hậu quả là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dễ như chơi.
Thầy thuốc vì thế thường khuyên nạn nhân của tiếng ngáy dạng này nên đưa "ca sĩ về đêm" trước đến thầy thuốc tai-mũi-họng, sau đến thầy thuốc tim mạch nếu nhận thấy tiếng ngáy ngày càng khó chịu cho cả đôi bên.
Có một điều chắc hơn đinh đóng cột là người ngáy quá lớn sớm muộn cũng là nạn nhân của tình trạng thiếu dưỡng khí ở các cơ quan trọng yếu như não bộ, thành tim, cầu thận, đáy mắt … Khi đó từ nạn nhân chuyển sang bệnh nhân chỉ là chuyện "thủ tục hành chính"!
Không ai vô cớ bỗng đổi giọng
Vấn đề lại không chỉ có thế. Thông thường thì bệnh tiểu đường, nếu không đo lượng đường trong máu, thường khó phát hiện vì có thể biểu lộ qua nhiều triệu chứng nhiều khi mơ hồ, như ăn nhiều, thèm ngọt, uống nhiều nhưng vẫn khát, tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi, mờ mắt, tê tay chân, đau nhức, vết thương ngoài da lâu lành…khiến thầy thuốc dễ bị lạc hướng chẩn đoán nếu không lưu ý căn bệnh này.
Theo báo cáo đầy thuyết phục của các nhà nghiên cứu ở khoa Nội tiết thuộc Đại học Erlangen (Đức), ngáy là dấu hiệu báo động gắn liền mật thiết với bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu càng không ổn định thì tiếng ngáy càng to, điệu ngáy càng nhức óc người phải nghe và nhất là tình trạng ngừng thở trong lúc ngủ càng dễ xuất hiện.
Đừng quên tiếng ngáy khò khè nhiều khi là tiếng kêu báo động của cơ thể trước khi nhường chỗ cho tiếng còi tí te của xe cấp cứu.
Đáng lo hơn nữa là cho dù không ăn gì hết trong đêm, lượng đường trong máu ở người ngáy lớn có khuynh hướng gia tăng vào buổi sáng hôm sau. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa nếu người bệnh đồng thời dư cân và ít vận động.
Ngược lại, người bệnh tiểu đường bớt ngáy thấy rõ nếu đường huyết ổn định với liệu pháp có hiệu quả như mong muốn. Chuyên gia ngành nội tiết dựa vào đó đã khuyên đồng nghiệp đừng quên hai nhân tố quan trọng trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường. Đó là dùng tiếng ngáy và tình trạng mệt mỏi khi thức dậy như hai tiêu chí đánh giá diễn tiến, vì hai dấu hiệu này cũng có giá trị như đo đường trong máu mà không cần xét nghiệm, nghĩa là vừa đỡ tốn, vừa đỡ đau.
Đừng xem thường tiếng ngáy, nhất là khi gia chủ trước đó không ngáy hay tuy có ngáy nhưng với giai điệu khoan thai. Không ai vô cớ bỗng đổi giọng. Rất thường khi tiếng ngáy nặng nề như bị ai bóp cổ cộng thêm tình trạng nay mệt, mai mỏi, bữa kia càng thêm mỏi mệt là lời nhắc khéo về bệnh tiểu đường. Can thiệp cho sớm bao giờ cũng an toàn hơn đợi nước đến chân mới tính đến chuyện nhảy nhót.
Theo danviet

Popular Posts

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by VN Bloggers - Blogger Themes