Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2024

Triển vọng Ngành CNTT & Viễn thông năm 2024:


Để mở rộng ngành bán dẫn trong nước, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo khoảng 30.000-50.000 kỹ sư và chuyên bán dẫn đến năm 2030, trong đó FPT sẽ đào tạo khoảng 10.000-15.000 chuyên gia cho ngành này. Để theo đuổi mục tiêu này, trong Q3/2023, Khoa Vi mạch bán dẫn đã được Đại học FPT thành lập và đặt mục tiêu đào tạo lứa sinh viên đầu tiên vào năm 2024. Ngoài ra, trong tháng 11/2023, FPT Polytechnic College and Pearson (tổ chức giáo dục của Anh) đã ký kết chuyển giao chương trình đào tạo bán dẫn BTEC của Pearson (Business Technology and Education Council) cho BTEC FPT. Theo quan điểm của chúng tôi, về dài hạn, cần có thời gian để đánh giá hiệu quả của mảng này, điều này phụ thuộc phần lớn vào số lượng thực tế của người Việt Nam quan tâm/sẵn sàng tham gia vào ngành bán dẫn.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

Những cổ phiếu nào sẽ thu hút dòng tiền ngoại nếu chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi?



Trong trường hợp MSCI nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi, dự kiến có 6 cổ phiếu hưởng lợi khi đạt yêu cầu về vốn hoá, vốn hoá tự do lưu hành và thanh khoản của thị trường mới nổi.


Khả năng Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 3/2025 và chính thức lọt rổ chỉ số các thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE vào kỳ đánh giá tháng 9/2025.




Khi Việt Nam được FTSE nâng hạng, quy mô dòng vốn thụ động chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chỉ số các thị trường mới nổi của FTSE. VPBankS ước tính giá trị dòng vốn thụ động chảy vào thị trường Việt nam sẽ đạt khoảng 297,4 triệu USD.


Đối với MSCI, hiện thị trường Việt Nam vẫn là thị trường cận biên theo các tiêu chí phân loại của MSCI và vẫn chưa nằm trong danh sách được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi với nhiều tiêu chí cần cải thiện để đủ điều kiện nâng hạng. Trong khi đó, nút thắt liên quan đến thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền sẽ phụ thuộc vào thời gian hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) hoàn thành và triển khai.




Trong trường hợp hệ thống KRX đi vào hoạt động năm 2023, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI trong kỳ đánh giá thường niên tháng 6/2024 trước khi được thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi kỳ đánh giá tháng 6/2025 và chính thức được vào rổ một năm sau đó tháng 6/2026.

Sóng nâng hạng có thể đưa VN-Index lên 1.535 điểm vào năm 2025

Trong trường hợp MSCI nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi, dự kiến có 6 cổ phiếu được hưởng lợi mạnh mẽ như HPG, VNM, VIC, MSN, VHM, VCB khi đạt yêu cầu về vốn hoá, vốn hoá tự do lưu hành và thanh khoản của thị trường mới nổi.




Hiện vẫn còn quá sớm để ước tính khối lượng vốn sẽ chảy vào thị trường Việt Nam khi MSCI nâng hạng thị trường, bởi quy mô dòng vốn chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào độ hấp dẫn của Việt Nam so với các thị trường khác, còn quy mô dòng vốn thụ động sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chỉ số các thị trường mới nổi của MSCI.

Dựa trên giá trị tài sản một số quỹ ETF, giá trị dòng vốn thụ động tối thiểu chảy vào thị trường Việt Nam đạt khoảng 321 triệu USD. Trong khi đó, tổng giá trị các quỹ đầu tư chủ động và thụ động tham chiếu MSCI Emergin Markets ước đạt 376 tỷ USD tính đến hiện tại (theo Bloomberg).

Do đó, với tỷ trọng trên, Việt Nam có thể thu hút dòng vốn tối đa khoảng gần 1 tỷ USD trong năm 2025 – 2026. Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Sơn cho rằng con số 1 tỷ USD chỉ là con số mang tính chất gợi mở, dòng vốn đầu cơ có thể lên đến gấp 3-4 lần. Như vậy, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ có khoảng 3-4 tỷ USD chảy vào thị trường Việt Nam.

“Theo thống kê trên các thị trường lớn, trước 2 năm vào Emerging Markets thị trường sẽ tăng rất mạnh. Sau khi trải qua ba con sóng liên quan đến WTO, thoái vốn và Covid-19, chúng ta kỳ vọng con sóng lớn tiếp theo sẽ đến từ nâng hạng thị trường”, Giám đốc Nghiên cứu VPBankS đánh giá.

Thống kê trong 20 năm trở lại đây, mỗi lần thị trường vào pha tăng mới thường đà tăng sẽ rất mạnh. Kỳ vọng dài hạn cho 1-2 năm tới, quy mô thị trường sẽ càng ngày lớn khi thị trường chính thức được nâng hạng.

“Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập, việc nâng hạng sớm hay muộn chắc chắn sẽ xảy ra. Những phiên 2 - 3 USD, thậm chí 5 tỷ USD sẽ xuất hiện giúp VN-Index vượt đỉnh cũ lên 1.535 điểm vào năm 2025", Giám đốc Chiến lược VPBankS chia sẻ.


Mai Chi

@tudotaichinhblog

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

Bắt tạm giam Nguyễn Cao Trí (SN 1970) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

 

Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Cao Trí (SN 1970) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4, điều 175 BLHS.


Tiền Phong Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an 1 Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Cao Trí (SN 1970) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.


Theo báo cáo của Cơ quan CSĐT, trong quá trình mở rộng vụ án Công ty An Đông (Công ty Vạn Thịnh Phát), Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bị can Trương Mỹ Lan có quan hệ làm ăn, đầu tư với ông Nguyễn Cao Trí.

Theo đó, bà Trương Mỹ Lan đã chuyển cho ông Nguyễn Cao Trí hơn 40 triệu USD để mua bán dự án, kinh doanh.

Sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ông Nguyễn Cao Trí đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền mà bà Lan đã chuyển cho mình nên đã chỉ đạo một số nhân viên tiêu huỷ toàn bộ giấy tờ, chứng cứ liên quan đến việc bà Lan chuyển 40 triệu USD cho ông Trí với mục đích chiếm toàn bộ số tiền trên.

Tại Cơ quan điều tra, ông Nguyễn Cao Trí đã nhận tội, xin nộp lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kê biên, phong toả tài sản của ông Trí để đảm bảo thi hành án.

Nguontin

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

#BCM kỳ vọng lãi sau thuế 2023 đạt gần 2,300 tỷ đồng

 

Đối với năm 2023, BCM định hướng sẽ tập trung nguồn lực đầu tư các dự án về thương mại, dịch vụ, sản xuất thông minh, đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra động lực tăng trưởng mới giai đoạn 2023-2025. Với định hướng này, BCM sẽ có những hoạt động cụ thể như hoàn thiện pháp lý và đưa vào kinh doanh Khu công nghiệp Cây Trường; khởi công dự án vòng xoay A1; khánh thành dự án Tòa nhà A9; đầu tư các dự án thành phần thương mại – dịch vụ trong Khu đô thị mới Thành phố mới Bình Dương; đầu tư hoàn thiện dự án mở rộng Quốc lộ 13.

Về mặt số liệu, BCM đặt mục tiêu năm 2023 đạt 9,460 tỷ đồng doanh thu và 2,263 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 19% và 32% so với năm trước.

 

Đối với cổ tức, sau khi thực hiện chia cổ tức 2022 với tỷ lệ 8%, BCM dự kiến sẽ tăng tỷ lệ chia cổ tức 2023 lên mức 9%.

Một vấn đề tài chính khác cũng sẽ được ban lãnh đạo BCM đệ trình tại Đại hội tới là việc không thực hiện phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá 2,000 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua. Nguyên nhân là do trong năm qua, kênh huy động vốn từ trái phiếu gặp nhiều thông tin không thuận lợi.

Thay vào đó, trước khi công bố bộ tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT BCM đã có Nghị quyết về việc phát hành gói trái phiếu tổng mệnh giá 1,000 tỷ đồng.

Cụ thể, BCM dự định cho phát hành 10,000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu cho đối tượng là nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp.

Đợt phát hành dự kiến được tổ chức trong tháng 6/2023. Kỳ hạn của lô trái phiếu không quá 2 năm kể từ ngày phát hành. Về lãi suất, lãi suất trong 4 kỳ tính lãi đầu tiên là 13%/năm; các kỳ tiếp theo lãi suất được thả nổi và được tính bằng tổng lãi suất tham chiếu +3.5% nhưng đảm bảo không thấp hơn 13%/năm. Lãi sẽ được tính mỗi 3 tháng/lần.

Đây sẽ là đợt phát hành trái phiếu có đảm bảo của BCM với tài sản đảm bảo là các tài sản thuộc sở hữu của Công ty. Dòng tiền thanh toán nợ của lô trái phiếu là toàn bộ nguồn thu từ dự án KCN Bàu Bàng mở rộng và một số dự án khác của BCM.

Mặt khác, với khoảng 1,000 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành, BCM sẽ dùng số tiền này để thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền gốc và lãi đến hạn của các khoản nợ trái phiếu.

Hà Lễ

 

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2023

CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS, HoSE: SGN) vừa có thêm cổ đông lớn là CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Him Lam Land).

Cụ thể, Him Lam Land đã mua gần 2,56 triệu cổ phiếu SGN trong phiên giao dịch ngày 1/6, chiếm tỷ lệ 7,6% vốn và chính thức trở thành cổ đông lớn của SGN.

Điều đáng nói là kết phiên ngày 1/6, cổ phiếu SGN không ghi nhận bất kỳ giao dịch khớp lệnh hay thỏa thuận nào. Như vậy, khả năng cao Him Lam Land đã nhận chuyển nhượng cổ phần SGN mà không thông qua giao dịch trên sàn.
Trong khi đó, theo cơ cấu cổ đông của SNG tại thời điểm cuối quý 1/2023, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) là cổ đông lớn nhất với hơn 16,1 triệu cổ phiếu, chiếm 48,03% vốn.
Các cổ đông lớn còn lại gồm CTCP Đầu tư Khai thác Cảng (IMP Corp) với gần 2,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,61%; SSI nắm 7,61% và Vietjet Air (VJC) sở hữu 9,11%.
Do cơ cấu cổ đông lớn cô đặc nên thanh khoản trên thị trường của cổ phiếu SGN khá thấp khi bình quân một năm chỉ hơn 3,9 ngàn đơn vị được sang tay. Cổ phiếu cũng không có nhiều biến động với mức tăng nhẹ hơn 9,5% trong vòng 1 năm qua, lên quanh mức 73.500 đồng/cp trong phiên sáng ngày 9/6. 
SGN lam an the nao khi Him Lam Land gia nhap cung voi ACV va VJC?
 
Về tình hình kinh doanh của SGN, quý 1/2023, SGN đạt doanh thu thuần hơn 329 tỷ đồng, tăng 95% so cùng kỳ. Tương ứng lợi nhuận sau thuế thu về cũng vọt 83% khi đạt hơn 55 tỷ đồng.
Theo SGN, tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới những tháng đầu năm tiếp tục được kiểm soát tốt, giúp sản lượng khai thác của các hãng hàng không, đặc biệt là các chuyến bay quốc nội, tăng cao trong tháng 1, đầu tháng 2, sau đó giảm dần và ổn định. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2022 là giai đoạn đầu Chính phủ Việt Nam cho phép mở cửa du lịch, thích ứng với tình hình mới nên sản lượng khai thác chưa phục hồi nhiều, do đó doanh thu quý 1/2023 tăng cao so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, quý 1/2023, công ty con của SGN là SAGS-CXR đã có lãi nhẹ trở lại.
Trong khi đó, năm 2023, SGN đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất .280 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 205 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 35% và 46% so với thực hiện năm 2022.
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của SGN tăng 7% so với đầu năm, lên gần 1.153 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là đầu tư tài chính ngắn hạn 485 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn gần 319 tỷ đồng và tài sản cố định hơn 235 tỷ đồng. SGN không không có vay nợ tài chính.
Còn Him Lam Land thành lập từ năm 2008 hoạt động trong các lĩnh vực: Đầu tư bất động sản, Phát triển dự án bất động sản, Kinh doanh và Phân phối dự án bất động sản, Quản lý vận hành bất động sản... Trải qua hơn 14 năm, hiện Him Lam Land có vốn điều lệ 1.700 tỷ đồng, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Về tình hình kinh doanh năm 2022, Him Lam Land báo lãi sau thuế lên tới 2.379 tỷ đồng, gấp gần 14 lần năm 2021.
Tuy nhiên vốn chủ sở hữu kỳ này của Him Lam lại giảm nhẹ từ 2.294 tỷ của năm 2021 xuống mức 2.144 tỷ đồng. Tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sổ hữu (ROE) tăng từ 7,47% của năm trước lên tới 110,96% trong kỳ này. 
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Him Lam cũng giảm từ 9,55 lần xuống còn 6,9 lần, còn dư nợ trái phiếu đã về 0. 
Minh An

    Popular Posts

    Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by VN Bloggers - Blogger Themes